Da trâu có tác dụng gì
Da trâu có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Trong Đông y, da trâu có tên gọi là ngưu bì, được sử dụng như 1 loại thuốc chữa bệnh. Theo nghiên cứu, những bài thuốc chế biến từ da trâu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây, Thucthan.com sẽ chia sẻ một vài công dụng của da trâu trong việc chữa bệnh như sau:
Da trâu có tác dụng chữa đau nhức chân tay
Da trâu nấu cao
Cao da trâu
Để nấu thành cao từ da trâu phải trải qua công đoạn chế biến rất tỉ mỉ và tốn thời gian.
Theo đó, da trâu được cạo hết lông, lọc bỏ hết lớp thịt, gân và màng dưới biểu bì, sau đó rửa sạch rồi cắt thành từng miếng, đem phơi nắng hoặc sấy khô.
Khi miếng da trâu đã se khô lại thì đem ngâm vào nước vôi 1 ngày. Tiếp đó vớt miếng da trâu ra, rửa thật sạch rồi xắt nhỏ mang đi ninh. Ninh da trâu ở nhiệt độ lửa vừa trong thời gian ít nhất là 1 ngày, 1 đêm. Sau đó chắt lấy nước cốt để riêng ra 1 lọ riêng, đổ thêm nước vào nồi để tiếp tục ninh da trâu.
Cứ thế làm như vậy thêm 2 lần nữa. Nước cốt ninh da trâu phải lọc qua rây, đem hấp cách thủy đến khi thành keo cô đặc là được cao da trâu.
Cao da trâu trong Đông y gọi là minh giao hay ngưu dao ẩm chứa hàm lượng cao canxi, keratin, gelatin... có mùi hơi tanh, khi ăn có vị mặn mặn ngọt ngọt. Cao da trâu có tác dụng giảm đau xương khớp, đau nhức, tốt cho tiêu hóa, đái dắt, cầm máu, ghẻ ngứa, mụn nhọt...
Da trâu nấu với nước cốt gừng
Ngoài nấu cao da trâu, bạn cũng có thể chế biến da trâu để chữa đau xương khớp, nhức chân tay theo cách đơn giản hơn như sau:
Da trâu sau khi sơ chế sạch sẽ, ngâm với nước đến khi mềm thì xắt nhỏ. Gừng tươi giã chắt lấy nước cốt, trộn cùng với da trâu, cho vào nồi rồi đậy kín vung, để lửa nhỏ nấu đến khi thành hỗn hợp cô đặc thì trút ra bát/lọ. Dùng hỗn hợp này bôi lên chỗ đau nhức rất hiệu nghiệm.
Da trâu có tác dụng chữa đái dắt
Bài thuốc Đông y trị đái dắt (tiểu són) sử dụng những nguyên liệu sau: cao da trâu, vỏ hàu đã nung đỏ, sao rượu trắng với tang phiêu diêu. Tất cả những nguyên liệu này trộn vào nhau, tán nhuyễn, lọc qua rây, trộn với chút hồ nếp để nặn thành từng viên thuốc tròn bé bằng hạt ngô.
Cách sử dụng:
Khi bị đái dắt, pha ít muối hạt với rượu, uống cùng với 25 viên thuốc trên. Liều lượng: Ngày uống 2 lần, uống vào lúc đói.
Da trâu có tác dụng chữa động thai
Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô, mỗi lần lấy khoảng 12g trộn cùng với cao da trâu (20g) và tầm gửi cây dâu (50g) sắc lấy nước uống có tác dụng an thai.
Da trâu có tác dụng chữa đau tức đầu vú
Lấy 1 ít cao da trâu đem nấu cùng với giấm gạo, để nguội. Dùng bông nhúng vào hỗn hợp trên rồi xoa xoa đầu ngực để chữa đau tức đầu vú.
Da trâu có tác dụng chữa rong huyết cho sản phụ sau khi sinh
Theo Đông y, đem đốt cao da trâu, sợi bông (mỗi thứ khoảng 4g) thành tro rồi sắc nước uống sẽ trị chứng rong huyết của sản phụ sau sinh.
Hoặc có thể sắc 15g lá ngải cứu tươi xắt nhỏ, bỏ bã chắt lấy nước, trộn với 20g cao da trâu và 15g bột ngũ bội tử rồi đem nấu, dùng nước này uống hàng ngày.
Ngoài ra, cũng có thể dùng bài thuốc dân gian như sau: nấu 10g cao da trâu cùng với 8g nhọ nồi và 3g cao ích mẫu, để nguội rồi uống cũng có tác dụng chữa rong kinh.
Da trâu có tác dụng chữa cầm máu
Đốt cháy da trâu thành muội rồi bôi vào vết thương, chất gelatin, keratin và canxi có trong da trâu sẽ giúp cầm máu.
Ngoài là nguyên liệu để chữa bệnh theo Đông y, da trâu còn được chế biến thành những món ăn giàu chất dinh dưỡng, bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong đó, món nộm da trâu được xem là đặc sản của người dân tộc Thái sinh sống ở Sơn La.
Cách chế biến da trâu của người Thái như sau:
Da trâu cạo sạch lông, hơ trên lửa rồi đem ngâm trong nước cho da mềm. Sau đó thái mỏng miếng da trâu thành sợi rồi đem trộn cùng với nước măng chua, gia vị, ớt, rau thơm và lạc rang để thành món nộm da trâu dòn sần sật, quyện đủ vị chua cay mặn ngọt rất dễ ăn.
Bên cạnh món nộm da trâu, da trâu gác bếp, da trâu muối chua hay canh da trâu cũng là những món ăn ngon khó cưỡng mà ai đã từng 1 lần được thưởng thức không thể nào quên.
Cùng chủ đề này
- Thịt trâu
- Khác