Cách nấu chè thập cẩm miền Trung ngon mà đơn giản tại nhà
Mục lục
Món chè thập cẩm
Món chè thập cẩm này bao gồm đậu xanh, đậu đỏ, trân châu trắng và thạch rau câu kết hợp với nước cốt dừa cũng như sợi dừa nạo. Chúng ta sẽ tiến hành từng bước chế biến các thành phần này.
Bài viết liên quan:
Nguyên liệu
- Đậu xanh: 200g
- Đậu đỏ: 200g
- Bột năng: 100g
- Nước cốt dừa
- Bột trà xanh: 2g
- Bột rau câu dẻo: 1 gói
- Dừa tươi: 50g
- Dừa nạo sợi: 50g
- Đường trắng: 250g
Sơ chế nguyên liệu
Đậu xanh và đậu đỏ đãi sạch, ngâm nước trước 2-4 tiếng trước khi chế biến.
Dừa tươi dùng dao xắt thành các miếng nhỏ để làm nhân trong các hạt trân châu.
Sơ chế cùi dừa
Nấu đậu xanh và đậu đỏ
Chuẩn bị 2 chiếc nồi sạch, cho đậu xanh và đậu đỏ vào từng chiếc cùng với một chút xíu muối. Đổ khoảng nửa lít nước vào mỗi nồi rồi cho lên bếp nấu khoảng 10 đến 15 phút là đậu sẽ chín. Bạn có thể dùng tay bóp thử một hạt đậu đỏ nếu thấy đậu mềm nhũn là đậu đã chín.
Khi đậu xanh chín bạn hòa tan 1 thìa bột năng với chút nước rồi rưới vào nồi đậu xanh cùng 50g đường. Dùng muôi quấy đều cho hỗn hợp đậu xanh sánh quyện rồi tắt bếp. Múc đậu xanh ra bát. Đậu đỏ sau khi chín cũng cho 50g đường, quấy đều rồi múc ra bát và để nguội.
Nấu đậu xanh
Làm trân châu nhân dừa
Bạn có thể làm trân châu đường đen hoặc trân châu đường trắng nhân dừa như hướng dẫn ở bài viết này. Để bắt đầu, bạn cho bột năng cùng số đường trắng còn lại vào một chiếc âu sau đó đun sôi già một chút nước rồi từ từ đổ từng chút một vào âu bột. Dùng thìa khuấy đều, khi nước nguội bớt thì dùng tay nhào bột để bột năng quện lại thành một khối đặc dẻo. Lưu ý ở bước này bạn không nên pha quá nhiều nước sẽ khiến hỗn hợp bột bị nhão.
Làm trân châu đường trắng nhân dừa
Khi bột năng đã đặc dẻo và không bị vón cục, dùng tay nặn bột thành các viên trân châu nhỏ. Mỗi viên có một miếng cùi dừa bên trong giống như nặn bánh trôi. Xoa các viên trân châu sống này với một chút bột năng để tạo một lớp áo bên ngoài. Làm như vậy, khi đem luộc các viên trân châu sẽ không bị dính vào nhau.
Luộc trân châu
Nặn xong các viên trân châu các bạn đun sôi một nồi nước rồi cho trân châu vào luộc 20 phút sau đó tắt bếp ủ thêm 20 phút nữa. Tiếp đó, vớt trân châu vào một âu nước lạnh để trân châu không bị dính. Khi trân châu nguội thì vớt ra bát để riêng.
Làm thạch rau câu
Để hoàn thành món chè thập cẩm kiểu miền Trung này chúng ta sẽ làm nốt phần thạch rau câu. Bạn nên làm thạch rau câu trong khi nấu đậu xanh và đậu đỏ rồi cho thạch rau câu vào ngăn mát tủ lạnh cho thạch đông lại.
Cho nửa lít nước lọc vào nồi rồi hòa tan gói bột rau câu dẻo đã chuẩn bị. Cho từng chút một, vừa cho vừa dùng muôi khuấy cho bột tan.
Bắc nồi thạch rau câu lên bếp đun sôi sau đó hòa tan phần bột trà xanh trong một chiếc bát rồi dưới vào nồi bột rau câu. Khuấy đều và đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp này vào một chiếc khay nhựa. Để nguội rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh, thạch rau câu sẽ đông lại.
Cất thạch rau câu trong ngăn mát tủ lạnh
Thưởng thức
Đến đây bạn đã làm xong các thành phần của món chè thập cẩm. Để thưởng thức, bạn xúc đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, trân châu và đá bào vào ly, rưới thêm nước cốt dừa và sợi dừa nạo lên trên, khuấy đều và thưởng thức.
Món chè thập cẩm
Yêu cầu thành phẩm
- Chè thập cẩm có vị ngọt vừa phải, phù hợp với khẩu vị của mỗi người.
- Chè không quá đặc cũng không quá loãng.
- Đậu xanh chín dẻo, đậu đỏ bùi bùi, trân châu giòn dai kết hợp cùng màu xanh của thạch rau câu nhìn đẹp mắt, thom mùi nước cốt dừa...
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Nếu không dùng bột trà xanh bạn có thể thay thế bằng nước cốt lá dứa hay còn lại là lá nếp.
- Công thức nấu chè thập cẩm miền Bắc: Nếu như cách nấu chè thập cẩm miền Trung đơn giản chỉ cần đậu đỏ, đậu xanh, trân châu và thạch rau câu thì công thức nấu chè thập cẩm miền Bắc có thêm khoai lang, khoai môn và bột báng nấu với đậu đỏ chứ không dùng đậu xanh, trong đó bột báng trước khi nấu được ngâm 30 phút sau đó luộc khoảng 20 phút. Lúc này một báng chuyển sang màu trong suốt thì vớt ra để riêng. Khoai lang và khoai môn gọt vỏ, thái miếng, luộc chín sau đó trộn các nguyên liệu lại với nhau và thưởng thức.
Trộn đều các thành phần đậu đỏ, khoai lang, khoai môn và bột báng cùng với đá bào, rưới thêm nước cốt dừa, sợi dừa nạo và thưởng thức. - Với món chè thập cẩm kiểu miền Nam thì có phần cầu kỳ hơn về mặt nguyên liệu. Trong đó công thức nấu chè thập cẩm miền Nam thường bao gồm: đậu đỏ, bắp non, cốm khô, chuối chín, bột năng, bột báng, bột nếp, nước cốt dừa, đường trắng và các loại siro tạo màu.
- Cách nấu nấu chè thập cẩm miền Nam
Đậu đỏ nấu chín như bình thường cùng với đường trắng rồi múc ra để riêng.
Bắp non tách hạt, cho vào nồi nấu với đường trắng và bột năng, múc ra để nguội.
Cốm khô: bạn rửa qua vài lần rồi để ráo. Tiếp đó nấu cốm khô với bột năng, nước lọc, nước dừa, đường trắng. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp xúc ra để riêng.
Chuối chín thái lát, nấu với đường trắng, bột năng, nước cốt dừa.
Bên cạnh đó cũng có trân châu và thạch rau câu như kiểu miền Trung. Sau đó bạn trộn các nguyên liệu lại với đá bào và thưởng thức.
Món chè thập cẩm Sài Gòn - Như vậy, cách nấu chè thập cẩm là sự kết hợp của các thành phần nguyên liệu tách rời. Do đó, bạn có thể sáng tạo và tự chuẩn bị cho mình các nguyên liệu khác nhau sau để có thể tự làm tại nhà một cách đơn giản với những nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Về cơ bản chè thập cẩm thường có: trân châu, thạch rau câu, đậu đỏ kết hợp với các loại nguyên liệu khác tùy khẩu vị của mỗi người. Chúc các bạn thành công với cách nấu chè thập cẩm này nhé.