Tìm hiểu về bột báng và cách sử dụng bột báng trong nấu ăn
Bột báng
Bột báng là gì?
Bột báng là một loại thực phẩm có dạng hình tròn nhỏ như hạt ngô, màu trắng, khi nấu chín sẽ chuyển sang màu trong suốt, khi ăn có cảm giác dai dai, dẻo dẻo. Bột báng được sử dụng nhiều nhất trong các công thức nấu chè với mục đích tạo độ kết dính cho món ăn.
Bột báng mua ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua bột báng ở các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, trong siêu thị hoặc đơn giản là mua online từ những trang web trên mạng với giá khá rẻ, chỉ từ từ 8.000₫ một gói 150gam đến 25.000 đồng một gói 200g.
Bột báng làm từ gì?
Bột báng được lấy từ thân cây báng, một số nơi làm từ củ mì, củ sắn. Cây báng còn có những tên gọi khác như: cây đác, co pảng, bụng báng, quang lang, búng báng, báng búng, cây rượu trời, cây tà vạt, cây dừa núi. Đây là một loại cây thuộc họ cau sống ở khu vực nhiệt nới châu Á. Ở Việt Nam, cây báng mọc nhiều ở các chân núi ẩm thuộc vùng Cao Bằng, Lạng Sơn.
Cây báng
Lõi của cây báng được sử dụng để chế biến làm bột báng. Thời xưa, người dân vùng Quảng Bình còn dùng bột báng làm lương thực chính. Ở Trung Quốc họ cũng sử dụng bột báng để làm các đồ uống có tính mát, bổ và có lợi cho sức khỏe. Lõi của quả trên cây báng được gọi là hạt đác. Ở Việt Nam hạt đác là đặc sản của vùng Nam Trung Bộ như các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Một số nơi còn trồng bột báng để làm cảnh vì loại cây này có dáng khá đẹp.
Tác dụng của bột báng
Trong đông y bột báng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe, bổ sung khí huyết hư tổn.
Thành phần dinh dưỡng của bột báng:
Nước | 14,8% |
Protid | 2,6% |
Lipid | 1,1% |
Celluloza | 7,6% |
Dẫn xuất không protein | 74,1% |
Khoáng toàn phần | 2,5% |
Khi sử dụng bột báng để nấu ăn, thông thường người ta sẽ sơ chế như sau: Ngâm bột báng với nước 20 đến 30 phút rồi luộc bột báng cho đến khi các viên bột báng chuyển sang màu trong suốt, ăn thấy mềm dẻo thì vớt ra ngâm với nước lạnh cho nguội rồi để ráo, từ đó được dùng để chế biến các món ăn.
Với những người mới học nấu ăn cần phân biệt được bột báng với bột năng, bột gạo, bột nếp, bột mì, bột ngô, bột khoai tây và bột sắn dây. Bạn có thể tham khảo các bài viết về các loại bột trên để phân biệt sự khác nhau cũng như tìm hiểu về cách sử dụng sao cho hợp lý.