Cách làm nước cốt dừa tại nhà, ngon và sánh đặc với bột năng
Mục lục
Món nước cốt dừa
Nguyên liệu
- Cùi dừa: 500g
- Nước ấm: 300ml
- Bột năng: 2 thìa
- Muối: 1/5 thìa
- Khăn xô
Sơ chế nguyên liệu
Chọn phần dừa già, vừa mới bổ, gọt sạch phần cùi rồi nạo sợi. Tiếp đó, xay nhuyễn dừa nạo cùng 200ml nước ấm bằng máy xay sinh tố, sau đó, đổ ra túi lọc đã được đặt trên chiếc rây trong nồi và vắt lấy nước cốt. Cách làm này sẽ giúp nước cốt dừa được lọc sạch cặn luôn.
Dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn dừa trước khi vắt lấy nước cốt
Vắt kiệt dừa xay để lấy nước cốt dừa
Bột năng hòa cùng ½ bát ăn cơm nước lọc
Nấu nước cốt dừa
Đun sôi phần nước cốt dừa cùng 1/5 thìa cà phê muối. Khi nước sôi, đổ từ từ bột năng đã hòa tan vào nồi và khuấy đều tay tới khi sôi trở lại khoảng 1-2 phút thì tắt bếp.
Nước cốt dừa sau khi nấu xong có độ sánh, mịn
Yêu cầu thành phẩm
Nước cốt dừa sau khi nấu xong sẽ có mùi thơm ngọt đặc trưng của dừa, nước trắng muốt, sánh mịn và béo ngậy.
Thành phẩm cách làm nước cốt dừa, béo ngậy, vị thơm đặc trưng
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Trước khi xay, có thể cắt dừa thành miếng thay vì nạo sợi để tiết kiệm thời gian
Cùi dừa thái miếng - Trong quá trình nấu nước cốt dừa, nếu nước cốt dừa bị đặc quá thì thêm chút nước, nếu bị loãng thì thêm chút bột năng đã hòa tan để cân bằng lại độ sánh.
- Làm nước cốt dừa nên chọn loại quả già để có được thành phẩm sánh mịn và thơm hơn. Kinh nghiệm nhận biết quả dừa già và tươi:
- Đối với quả chưa bỏ phần gáo bên ngoài thì chọn quả to, vỏ màu nâu, chưa lên mộng.
- Đối với quả dừa đã bỏ phần gáo bên ngoài, dùng móng tay để thử
Dùng móng tay để thử độ già của quả dừaQuả dừa già sẽ có phần cùi cứng không bấm được hoặc khó bấm.
Cào phần vỏ gần cuống bằng móng tay, phần vỏ này không bong tróc được.
Phần cùi dừa dày, khô đanh, lớp vỏ sát cùi có màu nâu sẫm và cứng.
Cùi dừa có màu trắng, sáng, không nhớt, không bị thâm hay ngả màu.
Cách thưởng thức
Nước cốt dừa được sử dụng như một trong những nguyên liệu trong nấu ăn, dùng kèm một số loại bánh, chè sẽ làm tăng lên hương vị thơm ngon, tròn đầy của món ăn.
Các món chè sẽ ngon hơn khi ăn kèm nước cốt dừa
Nước cốt dừa không thể thiếu khi ăn món xôi xoài
Món cà ri sẽ mất hẳn đi vị ngon đặc trưng nếu thiếu nước cốt dừa
Cách bảo quản
Nước cốt dừa tự làm không có chất bảo quản, vì vậy, chỉ nên làm vừa đủ dùng, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Thông tin thêm
Nước cốt dừa là chứa hàm lượng calo và chất béo bão hòa. Ngoài ra, nó còn chứa các chất: sắt, đồng, magiê, canxi, kali, selenium, phốt pho, vitamin C, E và vitamin nhóm B (B1, B3, B5, B6).
Đây là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn và phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ em tới người cao tuổi. Tuy nhiên, với những người đang gặp các vấn đề về béo phì, tim mạch hoặc nồng độ Cholesterol cao thì không nên sử dụng thực phẩm này. Người bình thường cũng chỉ nên dùng nước cốt dừa 1-2/tuần.
Nước cốt dừa đặc biệt hiệu quả trong việc chăm sóc và làm đẹp da cho phái nữ như: ngăn ngừa lão hóa, tẩy trang, chống nắng và làm dịu da khi bị cháy nắng, nuôi dưỡng tóc suôn mượt…
Nước cốt dừa có tác dụng đặc biệt trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ