Cách làm thịt kho măng khô kiểu miền Trung đơn giản mà ngon
Món thịt kho măng
Măng khô là nguyên liệu quen thuộc thường được sử dụng nhiều trong các dịp lễ, Tết, được yêu thích bởi sự biến hóa đa dạng khi kết hợp với các loại nguyên liệu khác nhau. Một số món ăn tiêu biểu từ măng khô phải kể đến như: bún măng vịt, miến xào măng, măng khô hầm chân giò, măng khô hầm xương ngan…
Nguyên liệu
- Thịt ba chỉ: 600g
- Măng khô: 300g
- Hành khô: 2 củ
- Hành lá: 3 cây
- Rượu trắng: 5ml
- Nước màu: 5ml
- Đường: 50g
- Tương nhạt: 30ml
- Muối
- Hạt tiêu
Sơ chế măng
Bạn cho măng khô vào ngâm với nước ấm hoặc nước vo gạo trong khoảng 6 - 8 tiếng (hoặc qua đêm) cho măng mềm, thay nước 2 – 3 lần để măng sạch hơn.
Bạn nên ngâm măng trước 1 đêm so với thời điểm muốn nấu
Sau khi ngâm, bạn bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi rồi cho măng vào luộc, khi thấy măng mềm thì vớt ra rổ, rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo.
Nếu thấy măng to, bạn có thể xé nhỏ thêm tùy ý
Sơ chế thịt
Thịt ba chỉ bạn đem rửa sạch, nếu kỹ hơn có thể nấu nồi nước sôi rồi cho thịt vào chần sơ, sau đó vớt ra xả lại với nước. Thái thịt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn.
Thái thịt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn
Kho thịt
Hành tím bóc vỏ, đập dập. Gừng cạo vỏ rửa sạch, đập dập rồi cho vào xào sơ. Khi hành, gừng dậy mùi thơm, bạn cho thịt vào xào săn lại. Tiếp tục xào đến khi thịt hơi khô và xém cạnh thì hạ lửa nhỏ, thêm chút nước màu, đường, rượu, tương nhạt vào, đảo đều cho thịt thấm gia vị.
Xào thịt trước để thịt săn lại
Tiếp đó, bạn cho nước sôi vào nồi, lượng nước xâm xấp mặt thịt. Đậy vung kín rồi đun sôi trở lại, sau đó hạ lửa nhỏ, đun liu riu trong khoảng 5 phút.
Lúc này thịt đã có màu nâu đẹp mắt
Bạn trút hết măng vào nồi cùng với thịt, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ rồi đun liu riu thêm 30 phút để thịt và măng đều thấm gia vị. Nấu cho đến khi thịt chuyển sang màu nâu đậm, nước trong nồi hơi cạn, măng chín mềm thì tắt bếp, rắc tiêu và hành lá thái nhỏ vào là xong.
Cho măng vào nấu với thịt
Cuối cùng, bạn múc ra tô hoặc nồi nhỏ rồi thưởng thức.
Thịt kho măng thích hợp để ăn với cơm nóng, vị thơm béo của thịt, vị dai dai, giòn giòn của măng sẽ khiến bạn ăn mãi không thôi.
Món thịt kho chẳng còn xa lạ trong các bữa cơm gia đình, thế nhưng thịt kho măng thì không phải ai cũng biết nấu và thưởng thức. Nếu một lần ăn thử món này, Thucthan.com chắc chắn bạn sẽ không thể quên vị ngọt béo, đậm đà của thịt ba chỉ khi kết hợp với vị giòn sần sật của măng.
Ngoài thịt kho măng khô, bạn có thể làm thịt kho măng tươi hoặc măng chua cũng được, mỗi loại sẽ đem đến một hương vị khác nhau, giúp bữa ăn của gia đình bạn trở nên ngon miệng và hấp dẫn.
Đừng quên bổ sung cách làm thịt kho măng vào sổ tay nội trợ của mình nhé!
Yêu cầu thành phẩm
- Nồi kho cạn nước vừa tới, không bị khô cũng không bị nhiều nước.
- Thịt có màu cánh gián đặc trưng của nước màu, khi ăn cảm thấy thơm ngon, mềm béo. Măng khô dai dai giòn giòn, thấm gia vị đậm đà ăn cùng thịt rất ngon.
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Khi mua măng khô, bạn nên mua tại các địa chỉ uy tín, sản phẩm đóng bao bì và có ghi địa chỉ, xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải măng khô sấy bằng lưu huỳnh (măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ để được lâu và đẹp nhưng chứa nhiều chất độc hại).
- Măng khô ngon là măng có màu vàng nhạt, khi ngửi sẽ thấy mùi măng đặc trưng. Măng có bề mặt rộng và dày, sờ vào thấy khô và có thể bẻ gãy được.
Mua măng khô ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất - Không nên mua măng khô xỉn màu hoặc màu vàng bóng loáng, ngửi thấy mùi hơi hắc hoặc mùi lạ, bề mặt có nhiều vết lốm đốm, khi cầm lên có cảm giác măng mềm và khó bẻ gãy.
- Mua miếng thịt ba chỉ có thành phần nạc mỡ hài hòa, khi ăn sẽ không quá khô hoặc quá ngán. Bí quyết chọn thịt tươi là dựa vào vẻ bề ngoài: Thịt có màu đỏ tươi, sờ vào thấy khô ráo, độ đàn hồi tốt, không có mùi hôi hoặc nhờn, dính là được.
- Không nên sử dụng nước mắm để nêm gia vị, vì nước mắm khi kết hợp với măng khô sẽ làm món ăn bị chua, giảm đi vị thơm ngon, hấp dẫn.