Cách làm tào phớ bằng đường nho thơm ngon chuẩn vị tại nhà
Mục lục
Món tào phớ
Tào phớ hay còn gọi là tàu hủ là 1 món ăn vặt được làm từ đậu tương. Món ăn này có màu trắng, nhũn, mềm và mịn. Tào phớ có vị ngọt cùng hương thơm nhẹ, thanh mát nên được ưa chuộng vào mùa hè tại nhiều nước châu Á. Tào phớ còn có những tên gọi khác như: tàu hủ, đậu hũ nước đường, đậu hoa...
Làm tào phớ thực ra rất đơn giản nếu bạn không quá cầu kỳ tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn 1 chút nếu bạn muốn món tào phớ của mình thơm ngon chuẩn vị. Hãy tham khảo hết bài viết này để lựa chọn cho mình cách làm tào phớ phù hợp nhất nhé.
Nguyên liệu
- Đậu nành: 100g
- Đường nho: 1/2 thìa
- Đường thốt nốt: 150g
- Bột gạo: 25g
- Lá dứa: 1 nắm nhỏ
Sơ chế đậu nành
Đậu nành ngâm nước qua đêm (6-8 tiếng), nhặt bỏ các hạt hỏng mốc rồi đãi sạch vỏ, vớt ra để ráo.
Tiếp theo bạn đem đậu nhành đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc máy ép.
Với 100g đậu nành bạn sẽ dùng 1 lít nước và nên xay thành nhiều mẻ nhỏ nếu là máy xay loại nhỏ.
Vắt kiệt hỗn hợp đậu nành vừa xay bằng 1 chiếc khăn sạch để thu được nước đậu nành.
Nấu đậu nành
Hòa tan 25g bột gạo với chút nước trong 1 chiếc bát nhỏ.
Lá dứa rửa sạch sau đó buộc lại rồi cho vào nồi cùng với nước đậu nành, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi được 5 phút thì vớt lá dứa ra vì lá dứa đun lâu sẽ bị đắng. Trong khi đun nhớ dùng muôi hớt bỏ lớp bọt nổi bên trên. Lúc này bạn từ từ đổ phần nước bột gạo đã hòa tan vào và quấy đều.
Khi nước đậu nành sôi được 20 phút thì tắt bếp.
Trong lúc chờ đậu nành nguội bớt bạn sẽ tiến hành pha nước đường nho.
Sử dụng 1 chiếc bát tô sạch, hòa tan 1/2 thìa đường nho với 2 thìa nước lọc rồi láng cho nước đường tráng đều thành bát. Khi nước đậu nành nguội bớt (khoảng 70-80 độ) thì đổ nước đậu nành vào bát nước đường. Hớt bọt nổi bên trên nếu có.
Lúc này bạn phủ 1 chiếc khăn lên trên mặt bát để tránh hơi nước đọng lại nhỏ xuống tàu hủ, đậy nắp rồi phủ thêm 1 chiếc khăn khác ngoài cùng, để cố định và ủ khoảng 40 phút là nước đậu nành sẽ đông đặc lại thành tào phớ.
Bạn cũng có thể để trong ngăn mát tủ lạnh và ủ trong thời gian dài hơn
Nấu nước đường
Gừng cạo vỏ, thái sợi nhỏ con chì hoặc thái lát mỏng.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 150g đường thốt nốt, thêm chút nước rồi đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa cầm cán chảo đảo qua đảo lại cho đường tan chảy (hạn chế quấy dễ khiến bị lại đường). Khi đường tan hết thì cho gừng thái lát vào.
Tiếp tục đun đến khi nước đường chuyển sang màu nâu cánh gián và có độ sánh như ý muốn thì trút nước đường ra bát.
Thưởng thức
Tào phớ sau khi ủ được 40 phút sẽ đặc lại. Lúc này bạn xúc tào phớ ra bát, chan thêm nước đường vào và thưởng thức.
Thành phẩm cách làm tào phớ
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
- Lá dứa có tác dụng tăng thêm mùi thơm cho tào phớ, bạn có thể bỏ qua nếu không tiện mua.
- Đường nho trong tiếng anh là Glucono delta lactone. Đường nho có tác dụng tạo đông, điều chỉnh độ PH, tạo độ xốp mịn cho thực phẩm tốt hơn, rất hay được dùng để chế biến các món ăn từ đậu nành như tào phớ, đậu, sữa chua... Giá đường nho thường mắc hơn các loại đường khác, bạn có thể mua đường nho của Pháp hoặc đường nho của Ý là 2 loại đường nho phổ biến.
Một loại đường nho - Theo 1 số nghiên cứu dinh dưỡng, bạn không nên kết hợp đường nâu với đậu nành, tuy mang lại hương thơm ngọt ngào nhưng 1 số axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với protein trong đậu nành sẽ phá hủy 1 số chất dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe. Nếu không dùng đường nho bạn có thể dùng đường kính trắng để thay thế.
- Dùng sữa đậu nành nguyên chất đóng hộp bán sẵn ngoài siêu thị để thay cho bước nấu đậu nành nếu muốn tiết kiệm thời gian.
Dùng sữa đậu nành bán sẵn - Thêm vani vào nước đường khi nấu để tăng thêm mùi thơm của nước đường.
Cách làm khác
Cách làm tào phớ bên trên là cách làm chuẩn và mang lại hương vị thơm ngon nhất nhờ hương thơm của lá dứa, độ mịn dẻo của bột gạo và đường nho kết hợp với vị ngọt, mùi thơm của đường thốt nốt và gừng. Tuy nhiên tào phớ còn có những cách làm từ những cách làm khác.
Cách làm tào phớ bằng bột gelatin
Gelatin lá có tác dụng tạo đông khá hiệu quả
Gelatin có 2 loại là gelatin dạng lá và gelatin dạng bột. Bạn dùng loại nào cũng được. Với gelatin dạng lá bạn cần ngâm nước trước 1 lúc cho mềm còn với gelatin dạng bột thì bạn hòa với chút nước lọc cho sánh sánh rồi cho vào nồi nước đậu nành khi đun sôi. Gelatin ở nhiệt độ cao sẽ tan rất nhanh, khi để nguội có tác dụng làm đông thực phẩm.
Cách làm tào phớ bằng bột rau câu
Bột rau câu
Tương tự như dùng gelatin bạn có thể dùng bột rau câu để cho vào nồi nước đậu nành khi đun sôi. Bột rau câu cũng có tác dụng làm đông đặc nước đậu nành khi để nguội.
Cách làm tào phớ bằng bột thạch cao
Lưu ý, tránh nhầm lẫn bột thạch cao trong thực phẩm với thạch cao trong lĩnh vực xây dựng. Bột thạch cao phi cũng có tác dụng làm đông đặc thực phẩm. Nếu dùng thạch cao để làm tào phớ bạn cũng làm tương tự như đường nho bên trên tuy nhiên không khuyến khích dùng thạch cao bởi nhiều người cho rằng thạch cao không tốt cho sức khỏe.
Thạch cao phi
Món tào phớ trân châu
Tào phớ với trân châu cũng là 1 sự kết hợp thú vị. Bạn vừa có thể thưởng thức trà sữa trân châu vừa có món tào phớ để đổi vị. Cách làm trân châu Thucthan.com đã có 2 bài hướng dẫn chi tiết, bạn có thể xem lại tại: