Khổ qua rừng và những thông tin hữu ích bạn nên biết

Long Nguyễn
0 đánh giá  ·  0 bình luận
Bạn sẽ biết được khổ qua rừng là gì, khổ qua rừng có những tác dụng gì, chế biến khổ qua rừng ra sao cũng như 1 số thông tin hữu ích khác.
Khổ qua rừng
Khổ qua rừng

Khổ qua rừng là gì?

Khổ qua rừng là 1 loại mướp đắng có nguồn gốc ở châu phi, thuộc họ dây leo, quả hình thoi màu xanh dài từ 8-10cm, bề mặt có nhiều u lồi sần sùi.

Khổ qua rừng tiếng anh là Wild bitter melon, wild bitter squash, wild bitter gourd. Một số tên gọi khác như mướp đắng rừng, cẩm lệ chi, lương qua, ổ qua rừng có nguồn gốc ở châu phi, châu úc và 1 số quốc gia châu á trong đó có việt nam.

Khổ qua rừng ở Việt Nam thường mọc nhiều trên những đồi núi ở miền Nam.

vườn khổ qua rừng
Khổ qua được trồng và thu hoạch

Cây khổ qua rừng thuộc họ dây leo, dài từ 2-3 mét, chu kỳ sống từ 5-6 tháng.

Tác dụng của khổ qua rừng

Thời gian gần đây khổ qua rừng được nhiều người săn lùng và sử dụng như 1 trào lưu bởi những công dụng nó mang lại cho sức khỏe khá đa dạng. Dưới đây là 1 số tác dụng chính của khổ qua rừng:

Ổn định huyết áp

Hàm lượng vitamin C và những chất chống lại các gốc tự do (gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa) trong khổ qua rừng giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các phát sinh về bệnh tim mạch.

Giải độc và hạ men gan

Khổ qua rừng giúp làm giảm nồng độ các men AST, ALT có trong gan (các men này là dấu hiệu của việc gan vị viêm nặng), giúp cho quá trình thải độc của gan được vận hành tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

3 chất charantins, ancaloit và peptide có trong khổ qua rừng giúp giảm đường huyết nên rất tốt cho người bị tiểu đường.

Giảm Cholesterol

Một thí nghiệm với chuột mắc bệnh tiểu đường đã chỉ ra rằng nồng độ cholesterol và triglycerid đã trở lại bình thường sau 10 tuần điều trị. Điều đó chứng tỏ hạt khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh gout

Axit uric bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương là nguyên nhân bị bệnh gout. Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm Axit uric nên tốt cho người bị gout.

Hỗ trợ giảm cân và cải thiện giấc ngủ

Khổ qua rừng giúp bạn ngủ sâu, ngủ ngon hơn. Ngoài ra chúng còn có tác dụng hấp thụ lượng đường và mỡ thừa trong cơ thể nhờ chất glycoside có trong khổ qua rừng.

Tuy nhiên việc giảm cân luôn là vấn đề rất phức tạp nên việc uống nước ép khổ qua rừng, trà khổ qua rừng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không trực tiếp giúp bạn giảm cân. Tập luyện, vận động và có chế độ dinh dưỡng kho học vẫn là những phương pháp giảm cân hiệu quả nhất.

Trong đông Y, khổ qua rừng được sử dụng như 1 vị thuốc chữa các bệnh và triệu chứng sau: rôm sảy, đau mắt sưng đỏ, trúng nóng phát sốt, viêm họng, chốc đầu, lở loét...

Khổ qua rừng làm món gì?

Không những quả khổ qua được dùng để chế biến món ăn mà lá non, ngọn khổ qua cũng được sử dụng.

Lá và ngọn khổ qua được dùng để luộc, xào, nấu canh với: cá, xương có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

Quả khổ qua gọt vỏ, cắt khúc hoặc thái mỏng làm món xào, canh hoặc làm nước ép. Các món ăn quen thuộc từ quả khổ qua như: khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt, nước ép khổ qua.

canh khổ qua nhồi thịt
Món canh khổ qua nhồi thịt

Làm nước ép khổ qua

Nước ép khổ qua
Nước ép khổ qua

Quả khổ qua rừng còn tươi rửa sạch, thái nhỏ đem ép lấy nước bằng máy ép chậm hoặc máy xay sinh tố xay sinh tố sau đó lọc qua rây bỏ bã. Thêm nước, đường, mật ong, đá lạnh rồi uống. Tuy nhiên nước ép khổ qua rừng rất đắng và không nhiều người uống được loại nước ép này.

Làm trà khổ qua

Cả quả, lá và cành khổ qua rừng đều có thể  thái nhỏ, phơi khô 1,2 nắng rồi sao trên chảo lửa cho đến khi khô và chuyển màu nâu. Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần trong 2 tháng. 

trà khổ qua
Trà khổ qua

Mỗi khi dùng bạn pha trà khổ qua rừng bằng cách hãm với nước đun sôi chừng 10 phút rồi uống như uống trà.

Ngoài cách tự làm trà khổ qua, bạn cũng có thể mua các loại khổ qua bán sẵn trên thị trường để sử dụng cho tiện lợi.

trà khổ qua
Một loại trà khổ qua có bán trên thị trường

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Mặc dù tốt và có nhiều lợi ích nhưng sử dụng khổ qua rừng sao cho hiệu quả và không lạm dụng. Lời khuyên là không nên uống quá lượng nước ép từ 2 khổ qua rừng trong 1 ngày và quá 4 lần/tuần.

Những ai không nên ăn khổ qua rừng?

  1. Phụ nữ mang thai và những người đang chữa vô sinh. Kinh nghiệm dân gian cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn khổ qua, dễ bị hư thai hoặc sinh non.
  2. Người có nguy cơ hạ đường huyết, người bị huyết áp thấp.
  3. Người bị đau dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày.
  4. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không ăn, uống trà hoặc nước ép khổ qua vào lúc đói. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn.

 

Xem thêm

Đánh giá & Bình luận (0)

Đánh giá của bạn
Không thể ăn nổi