Gạo lứt là gì?

Hương Nguyễn
0 đánh giá  ·  0 bình luận
Gạo lứt hay gạo rằn, gạo lật là các tên gọi khác nhau của loại gạo chỉ được xay xát lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Gạo lứt là cách mà người miền Bắc gọi tên loại gạo này, trong khi đó, người miền Nam thì gọi là gạo lức còn người miền Bắc Trung bộ thì gọi là gạo lật.
Gạo lứt là gì
Gạo lứt là gì

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gạo lứt và gạo trắng bình thường chính là mức độ khi xay xát. Theo đó, gạo lứt chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu, vẫn giữ được lớp vỏ bọc ngoài có chứa chất dầu không no tocotrienol factor (TRF), trong khi gạo trắng đã bị mất hoàn toàn lớp vỏ này. Ngoài ra, ở cùng một trọng lượng, gạo lứt cho thấy rõ giá trị của mình so với gạo trắng khi chứa hàm lượng chất xơ gấp 3,5 lần.

gạo lứt và gạo trắng
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ gấp 3,5 lần gạo trắng ở cùng trọng lượng

Gạo lứt có mấy loại?

Gạo lứt trên thị trường hiện nay được chia thành 4 loại cơ bản, gồm: gạo lứt nếp, gạo lứt tẻ, gạo lứt đen và gạo lứt đỏ. Vậy đặc điểm của từng loại gạo lứt này như thế nào?

Gạo lứt nếp: là các loại gạo nếp chỉ được xay bỏ lớp vỏ trấu, thường được dùng làm món rượu nếp cái.

gạo lứt nếp
Gạo lứt nếp thường được dùng làm món rượu nếp cái

Gạo lứt tẻ: chính là loại gạo tẻ thông thường, được xay bỏ lớp vỏ trấu.

gạo lứt tẻ
Gạo lứt tẻ chính là gạo tẻ chỉ xát bỏ lớp trấu

Gạo lứt đen: là loại gạo có lớp vỏ ngoài màu đen, được mệnh danh là “siêu ngũ cốc” bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cũng như khả năng phòng chống bệnh ung thư và tim mạch. Loại gạo này chứa nhiều chất xơ, hợp chất thực vật, trong khi hàm lượng đường lại thấp, rất tốt cho sức khỏe.

gạo lứt đen
Gạo lứt đen được mệnh danh là “siêu ngũ cốc

Gạo lứt đỏ: là loại gạo có lớp vỏ ngoài màu đỏ nâu, hạt thuôn dài, khi cắn đôi hạt gạo có ruột phớt hồng. Loại gạo này thường được sử dụng cho người ăn chay, giảm cân.

gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ thường được sử dụng cho người ăn chay, giảm cân

Gạo lứt có những tác dụng gì?

Thời gian gần đây, rất nhiều người truyền tai nhau về khả năng chống lại bệnh tật “siêu phàm” của loại gạo này. Vậy thực hư thế nào?

Gạo lứt được cả Đông y và Tây y đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, nhất là các sinh tố và nguyên tố vi lượng như: tinh bột, chất xơ, chất đạm, magie, canxi, sắt và vitamin nhóm B như: B1, B2, B3, B6…

Đồng thời, loại gạo này còn có khả năng hỗ trợ phòng và điều trị một số bệnh.

  • Giảm cholesterol xấu, giúp hạn chế các bệnh về tim mạch, huyết áp, tai biến, máu nhiễm mỡ…
  • Giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa bởi hàm lượng chất xơ cao, do đó, tốt cho người hay bị táo bón, dạ dày.
  • Cải thiện chức năng và giảm bớt gánh nặng độc tố cho gan.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Giảm loãng xương, sỏi thận.
  • Tăng cường chức năng của mắt, bộ não.
  • Giúp giảm cân, tốt cho người thừa cân, béo phì.

món cơm gạo lứt
Với những tác dụng trong hỗ trợ phòng và chữa một số căn bệnh, gạo lứt được nhiều người sử dụng trong bữa cơm hàng ngày

Với những tác dụng này, rất nhiều người đã đưa gạo lứt vào bữa ăn của gia đình, thậm chí còn thay thế hoàn toàn gạo trắng. Mặc dù đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chỉ nên sử dụng gạo lứt như một thực phẩm hỗ trợ quá trình phòng và điều trị bệnh, không nên ăn quá nhiều hoặc thay thế hoàn toàn gạo trắng thông thường.

Sử dụng gạo lứt cần lưu ý những gì?

– Gạo lứt rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản cẩn thận, vì vậy, sau khi mua về nên cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp và để nơi khô thoáng.

– Chỉ nên mua lượng nhỏ, vừa đủ dùng trong thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng.

– Nên mua các loại gạo lứt được xay xát và đóng gói đúng tiêu chuẩn, không nên mua loại gạo bày bán trong bao ngoài chợ bởi quá trình tiếp xúc nắng, mưa, không khí, bụi bẩn sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của gạo.

– Đặc tính của gạo lứt là còn nguyên lớp vỏ bọc bên ngoài nên rất cứng, vì vậy, thời gian nấu cần phải lâu hơn gạo bình thường và nên nhai kĩ trước khi nuốt để tránh bị khó tiêu.

các loại gạo lứt
Chỉ nên sử dụng gạo lứt 2-3 bữa/tuần

– Mặc dù gạo lứt có tác dụng phòng và hỗ trợ chữa một số bệnh nhưng không nên sử dụng hoàn toàn gạo lứt thay cho gạo trắng, chỉ nên sử dụng 2-3 bữa/tuần. Ngoài ra, vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như: đạm, khoáng chất và vitamin, chất xơ từ rau, củ, quả để đảm bảo cân bằng lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể.

– Khi sơ chế gạo lứt, không nên ngâm quá lâu, vo quá kỹ sẽ làm mất đi lượng vitamin B1 có trong gạo. Trong quá trình nấu, không nên mở vung khiến vitamin bị bay hơi mất.

– Đối với những người có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng, trẻ em đang tuổi phát triển, người già cần bồi bổ sức khỏe hay phụ nữ đang mang thai thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên, dễ dẫn tới thiếu hụt vitamin, khoáng chất, không tốt cho sức khỏe.

Cách nấu cơm gạo lứt đảm bảo chất dinh dưỡng bằng nồi cơm điện

cơm gạo lứt muối vừng
Cơm gạo lứt muối vừng có tác dụng giảm cân rất hiệu quả

Nguyên liệu

  • Gạo lứt + nước ấm theo tỷ lệ 1:1.5
  • Muối - 1/4 thìa cà phê (với 1 cup gạo)

Cách nấu

Bước 1:

Vo sơ gạo rồi ngâm với nước ấm khoảng 45 phút theo tỷ lệ đã chuẩn bị. Thời gian này vừa đủ để khi nấu sẽ đạt độ mềm, dẻo mà không bị mất đi chất dinh dưỡng.

Bước 2:

Cho cả gạo và nước ngâm cùng muối vào nồi rồi nấu như bình thường. Khi cơm bắt đầu sôi thì rút nguồn điện, để khoảng 30 phút – 1 giờ, sau đó tiếp tục cắm điện và nấu ở chế độ COOK tới khi nồi chuyển sang chế độ WARM thì để khoảng 25 phút là cơm đã chín. Trong quá trình nấu không nên mở nắp nồi quá nhiều khiến vitamin bị bay hơi.

Bước 3:

Khi ăn, nên đảo cơm cho tơi đều sẽ ngon hơn.

 

Đánh giá & Bình luận (0)

Đánh giá của bạn
Không thể ăn nổi