Những tác dụng của mè đen (vừng đen) có thể bạn chưa biết
Tác dụng của mè đen
Bảng thành phần dinh dưỡng của mè đen theo: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Nước | 7.6 g |
Năng lượng | 568 Kcal2378 KJ |
Chất đạm | 20.1 g |
Chất béo | 46.4 g |
Chất đường bột | 17.6 g |
Chất xơ | 3.5 g |
Canxi | 975 mg |
Sắt | 14.55 mg |
Magie | 351 mg |
Mangan | 2.46 mg |
Photpho | 629 mg |
Kali | 468 mg |
Natri | 11 mg |
Kẽm | 7.75 mg |
Đồng | 4082 µg |
Selen | 5.7 µg |
Vitamin B1 | 0.79 mg |
Vitamin B2 | 0.25 mg |
Vitamin PP | 4.5 mg |
Vitamin B5 | 0.05 mg |
Vitamin B6 | 0.79 mg |
Folat | 97 µg |
Vitamin E | 0.25 mg |
Tác dụng của mè đen với da và tóc
Tác dụng của mè đen với da và tóc
Ăn mè đen thường xuyên (chè mè đen, sữa mè đen hoặc các sản phẩm được chế biến từ mè đen) rất có tác dụng đối với da và tóc, giúp da sáng đẹp, tóc khỏe, làm chậm quá trình bạc tóc ở người cao tuổi.
Cách làm đơn giản nhất: Mè đen rửa sạch, phơi khô rồi rang chín sau đó tán, giã hoặc xay thành bột bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi khi sử dụng lấy ra 1,2 thìa pha với nước nóng, thêm đường tùy theo khẩu vị rồi uống.
Mè đen có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và nên sử dụng trong 1 thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
Tác dụng của mè đen với bà bầu và phụ nữ sau sinh
Tác dụng của mè đen với bà bầu
Một trong những đối tượng sử dụng mè đen nhiều nhất là bà bầu. Phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng mè đen được cho là tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giàu canxi nên tốt cho răn và xương cũng như tăng năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mè đen trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những người có tiền sử bị dị ứng, nếu sau khi ăn thấy khó chịu thì ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ ngay.
Phụ nữ sau sinh sử dụng mè đen sẽ làm tăng chất lượng và số lượng sữa cho con bú. Có 2 cách chế biến mà bạn có thể áp dụng:
Cách 1:
Giã nhỏ 30g mè đen với 50g gạo tẻ rồi nấu cháo ăn, vừa có tác dụng lợi sữa vừa có tác dụng nhuận tràng nên thích hợp với phụ nữ sau sinh bị táo bón và thiếu sữa.
Cách 2:
Giã nhỏ 30g mè đen và nghiền vụn 10g tằm rang khô. Trộn đều 2 thứ với đường đỏ và nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút rồi uống. Ngày uống 1 lần lúc đói. Uống sau 2 ngày là có hiệu quả, sau 4 ngày nếu đã đủ sữa cho con thì dừng.
Mè đen chữa chướng bụng, đầy hơi
Những người thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn có thể dùng mè đen giã nhỏ, nấu cháo với vỏ quýt khô. Ăn vài lần sẽ không gặp phải triệu chứng này.
Mè đen chữa viêm mũi mãn tính
Cách chữa viêm mũi mãn tính bằng dầu mè đen: Mua dầu mè đen có xuất xứ rõ ràng ở những địa chỉ uy tín sau đó đun sôi 1 lượng vừa đủ, hạ nhỏ lửa đun khoảng 15 phút rồi để nguội. Cho dầu mè đen vào lọ kín, mỗi ngày nhỏ mũi 3 lần. Khi mới dùng thì nhỏ 2-3 giọt/lần, khi đã quen thì tăng lên 4-5/giọt. Sau khi sử dụng cần nằm cố định 2,3 phút để dầu ngấm đều vào niêm mạc mũi. Dùng khoảng 2 tuần bệnh sẽ khỏi.
Mè đen chữa đau nhức, sưng tấy
Hạt mè đen sống ép lấy dầu, uống mỗi lần 1 thìa với 1 ít rượu trắng có tác dụng chữa đau nhức, tụ máu, sưng tấy do ngã, va đập. Tránh dùng với người đang bị tiêu chảy hoặc bụng yếu, hệ tiêu hóa kém.
Mè đen chữa hen suyễn, suy nhược cơ thể
Người bị hen suyễn hay suy nhược cơ thể có thể dùng 250g mè đen đem xay nát, trộn với 100g mật ong, 100g đường phèn, 1 chén nước gừng tươi rồi đem hấp cách thủy 60 phút. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 20ml