Matcha là gì?
Matcha là gì
Hiểu theo nghĩa thông thường thì matcha có nguồn gốc từ Nhật Bản nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì matcha có nguồn gốc từ Trung Quốc (Mạt Trà - âm Hán). Năm 1191 bột matcha được đưa đến Nhật Bản bởi sư thầy Eisai. Sau đó matcha không được sử dụng ở Trung Hoa nhưng lại ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản. Bạn có thể xem nhiều thông tin hơn tại đây.
Quy trình sản xuất matcha
Matcha ở Nhật Bản được sản xuất theo quy trình như sau: Trước khi thu hoạch 1 tuần người ta sẽ che kín các khóm trà để tránh lá trà tiếp xúc với ánh mặt trời và dần chuyển sang màu xanh đậm (tạo nên amino axit đem lại nhiều vị ngọt cho lá trà). Lá trà lúc đó được thu hoạch rồi sấy khô. Cuối cùng là được nghiền để tạo ra một thứ bột có màu màu xanh, đó chính là matcha.
Matcha dùng để làm gì?
Như trên đã nói matcha có hai loại là để uống và để nấu ăn. Matcha để uống thì giống như uống trà nhưng tinh khiết hơn nhiều vì bạn sẽ hấp thụ tất cả (không giống như các loại trà khác chỉ để hãm lấy nước nhưng bỏ bã).
Bạn có thể mua matcha tinh khiết về để pha uống như một cách thưởng thức trà đạo của Nhật Bản. Mặt khác, matcha được pha chế và kết hợp với rất nhiều những nguyên liệu khác để tạo nên các loại đồ uống khác nhau.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một menu đồ uống như thế này ở các cửa hàng đồ uống dành cho giới trẻ.
Loại thứ hai là để sử dụng trong nấu ăn, loại này có tác dụng chính là tạo màu. Bên cạnh đó cũng có tác dụng tăng hương vị và bổ sung dinh dưỡng.
Giá trà matcha
Matcha có rất nhiều loại với những tên gọi và giá thành khác nhau, ví dụ như: Matcha Natsu, Matcha Aki, Matcha Haru... Matcha trên thị trường có giá từ từ 1,5 đến 3 triệu đồng 1 kg.
Một loại matcha ở phân khúc trung cấp có bán trên thị trường dùng để uống, làm bánh và nấu ăn.
Matcha đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chống lão hóa, giảm cân, giải độc cơ thể, tỉnh táo, tinh thần thoải mái, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và có lợi cho tiêu hóa. Lượng cafein trong matcha bằng 2/3 so với cà phê, cafein trong matcha lại là loại tan chậm (khác so với cà phê) nên bạn sẽ không có cảm giác bồn chồn như say cà phê. Thay vào đó, người thưởng thức lại có sự tỉnh táo và hưng phấn. Chính vì vậy mà trà đạo Nhật Bản có tính thiền.