Hướng dẫn cách làm sủi cảo Trung Quốc nhân thịt ngon tại nhà

Những chiếc bánh sủi cảo nhân thịt trắng ngần, ngọt thanh, hấp dẫn là ý tưởng đổi bữa tuyệt vời cho ngày cuối tuần. Cùng học ngay cách làm sủi cảo đơn giản tại nhà trong bài viết này.
Sủi cảo
Món sủi cảo
Đây là một món ăn truyền thống của người Trung Quốc đã có từ rất lâu đời, ngày nay, nó đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Sủi cảo có 3 cách chế biến: hấp, chiên và nấu với nước. Mặc dù thao tác khác nhau nhưng mỗi biến tấu của món ăn này lại mang tới cho người thưởng thức sự thú vị, hấp dẫn nhất định.

Nguyên liệu

Nhào bột làm vỏ sủi cảo

Rây bột vào một bát tô to.

Đổ 100ml nước sôi đã hòa tan chút muối vào bát bột, dùng phới trộn đều rồi cho bột ra mặt phẳng sạch, nhào khoảng 30 phút. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy bột khô, cho từng ít nước một vào và nhào tới khi bột mềm, mịn, không dính tay. Dùng màng bọc thực phẩm che kín, để bột nghỉ 30 phút.

nhào bột
Đổ nước sôi vào bát bột

nhào bột làm sủi cảo
Trong khi nhào, nếu thấy bột khô thì điều chế thêm từng ít nước một

Sau thời gian bột nghỉ, dùng dao cắt đôi khối bột, lăn thành thanh dài có đường kính khoảng 4cm. Đặt mỗi thanh bột lên mặt phẳng sạch đã rắc bột bắp, cắt thành 13 miếng rồi phủ kín bằng màng bọc.

cán bột
Cắt 2 thanh bột thành tổng cộng 26 miếng nhỏ

Lấy từng miếng bột vo tròn, ấn dẹt, đặt trên mặt phẳng rồi cán mỏng bằng dụng cụ cán bột chuyên dụng hoặc bằng chai nhẵn. Dùng khuôn cắt cookie, loại đường kính 8cm để loại bỏ phần rìa thừa của vỏ. Phủ 1 lớp bột ngô lên 2 mặt để vỏ bánh không bị dính vào nhau.

cán bột
Cán miếng bột thật mỏng bằng cán gỗ

Làm nhân sủi cảo

Lá cải thảo thái sợi, ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút, rửa sạch, vắt hết nước.

Thịt nạc vai xay nhuyễn.

Rau mùi, hành lá thái nhuyễn, băm nhỏ.

Gừng cạo sạch vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Cho tất cả nguyên liệu gồm: cải thảo, thịt, rau mùi, hành lá, gừng, dầu mè, xì dầu, 1/3 thìa cà phê tiêu xay vào bát tô, trộn đều.

Gói sủi cảo

Đặt một muỗng nhân vào giữa vỏ bánh, gấp đôi lại sao cho 2 mép trùng khít, dán chặt để lúc hấp bánh không bị bung ra. Tiếp đó, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ xếp từng đoạn mép bánh chồng lên nhau. Đây là cách gói sủi cảo đơn giảnphổ biến nhất trong số nhiều cách gói khác nhau.

gói sủi cảo
Cho nhân vào giữa vỏ bánh

gói sủi cảo 2
Gấp đôi vỏ bánh sao cho 2 mép trùng khít

gói sủi cảo 3
Dùng ngón cái và ngón trỏ dính chặt mép vỏ lại rồi xếp từng đoạn mép bánh chồng lên nhau

sủi cảo
Thành phẩm sau khi gói xong rất xinh xắn

5 cách gói sủi cảo
5 cách gói sủi cảo của người Trung Hoa bạn có thể tham khảo

Hấp sủi cảo

Sau khi gói xong, xếp sủi cảo vào nồi hấp đã lót sẵn giấy hấp chuyên dụng hoặc thoa một lớp dầu ăn để bánh không bị dính. Bật bếp ở lửa vừa và hấp trong khoảng 15-20 phút là hoàn thành cách làm sủi cảo và có thể thưởng thức được rồi.

hấp sủi cảo
Hấp khoảng 15-20 phút là có thể thưởng thức sủi cảo

Sủi cảo hấp được ăn kèm với nước tương hoặc tương ớt sẽ ngon và tròn vị hơn.

Yêu cầu thành phẩm

Món sủi cảo hấp ngon cần đạt được những tiêu chuẩn sau:

  • Vỏ bánh trong, dai nhưng vẫn có độ mềm, hai mép không bị bung, hình dạng bánh vẫn còn nguyên như lúc chưa hấp.
  • Nhân bánh ngọt mát vị cải thảo, ngọt sâu vị thịt băm quyện cùng các loại gia vị, rau thơm.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

  • Cách làm vỏ bánh sủi cảo rất quan trọng bởi nó quyết định một nửa độ ngon của món ăn. Vì vậy, khi trộn bột mì làm vỏ bánh, cần lưu ý, lần đầu chỉ dùng 100ml nước, 20ml còn lại sẽ điều chế từ từ khi cảm thấy bột bị khô.
  • Phần rìa thừa của vỏ bánh sau khi cắt bằng khuôn cookie, có thể nhào thêm cùng chút nước và cán thành những chiếc vỏ bánh mới.
  • Khi gói sủi cảo, có thể chấm đầu ngón tay cái vào bát nước, quét vào mép bánh trước khi gập đôi để bánh không bị bung khi hấp.
  • Ngoài hấp cách thủy, có thể luộc sủi cảo trong nước sôi tới khi bánh nổi lên, đun thêm khoảng 1-2 phút thì vớt ra đĩa. Trong quá trình luộc, lưu ý nên đảo bánh để không bị dính đáy nồi.

Cách bảo quản

Với vỏ sủi cảo:

Nếu có ý định để dành thì phủ 1 lớp mỏng bột ngô lên 2 mặt mỗi chiếc vỏ bánh, xếp chồng lên nhau, cho vào túi kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ để được trong khoảng 3 – 4 ngày, trong ngăn đá tủ lạnh có thể lâu hơn. Nhưng cần lưu ý, phải rã đông vỏ bánh bằng cách để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh khi làm.

Với sủi cảo gói sẵn:

Xếp sủi cảo đã gói vào khay đã được lót giấy bạc hoặc giấy hấp, cho vào ngăn đá tới khi bánh đông cứng thì xếp vào túi zip, tiếp tục bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh dùng dần.

Bánh sủi cảo đông lạnh có thể bảo quản khoảng 1 tháng trong tủ lạnh gia đình.

Trước khi đóng túi, bóp cho không khí ra hết bên ngoài để giữ được độ tươi, ngon của bánh tốt hơn. Với cách bảo quản này, có thể lưu trữ bánh trong khoảng 1 tháng.

Cũng giống như với vỏ bánh, trước khi chế biến, cần để bánh rã đông hoàn toàn, loại bỏ hết phần tuyết bám trên mặt bánh.

Cách làm khác

Ngoài sủi cảo hấp thì sủi cảo chiên hay sủi cảo nước cũng là một trong những gợi ý hấp dẫn. Phần nhân sủi cảo cũng có những thay đổi khác nhau tùy khẩu vị, có thể sử dụng tôm thay vì thịt băm, cà rốt thay vì cải thảo… làm nên hương vị rất phong phú cho loại bánh này.

sủi cảo chiên
Nếu sủi cảo chiên nhân tôm giòn rụm…

sủi cảo nước
Thì sủi cảo nước lại khơi gợi vị giác khó chối từ

Nhưng dù là cách chế biến nào, món ăn này cũng đều thơm ngon khiến người thưởng thức phải nhớ mãi không thôi.

Thông tin thêm

Sủi cảo (hay bánh chẻo) là một loại bánh hấp có nguồn gốc từ Trung Quốc. . . Cách làm sủi cảo có nhiều công thức khác nhau từ nhiều loại nguyên liệu như: tôm, thịt, rau, củ… tùy khẩu vị. Đây là món ăn có từ thời Hán, với hình dáng giống những đồng tiền cổ của Trung Quốc, loại bánh này tượng trưng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình, giàu có, thịnh vượng.

Sự cầu kỳ trong cách gói bánh sủi cảo của người Trung Quốc là một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo của món ăn này. Với mỗi cách gói khác nhau, người Trung Quốc lại gửi gắm những mong muốn, quan niệm tốt đẹp. Bánh gói và tạo diềm theo hình bán nguyệt được gọi là "viền phúc" với mong muốn hạnh phúc, đoàn viên, sum vầy.

Bánh gói như hình nén bạc, ý nói tiền của dồi dào. Bánh gói hình bông lúa mì (ở một số vùng nông thôn nước này) ý nói cầu mong một vụ mùa bội thu.

sủi cảo hình bán nguyệt
Sủi cảo gói theo hình bán nguyệt

sủi cảo hình nén bạc
Sủi cảo gói hình nén bạc biểu tượng cho tiền của đầy nhà

sủi cảo hình lúa mạch
Ước muốn một mùa màng bội thu thông qua cách gói sủi cảo hình lúa mạch

Trước đây, sủi cảo thường chỉ được dùng trong dịp năm mới của người Trung Quốc, nhưng hiện nay, loại bánh này đã trở thành món ăn thường ngày của người dân nơi đây. Đồng thời, với sự độc đáo cả về hình dáng, hương vị và ý nghĩa tượng trưng, loại bánh này đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đánh giá & Bình luận (2)

Đánh giá của bạn
Không thể ăn nổi

Gợi ý cho bạn