Tại sao làm mứt phải ngâm nước vôi?

0 đánh giá  ·  0 bình luận
Hầu hết những người mới lần đầu học làm mứt đều có những thắc mắc như: Tại sao làm mứt phải ngâm nước vôi? Ngâm nước vôi có độc không?... Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi xoay quanh việc làm mứt!
Tại sao làm mứt phải ngâm nước vôi
Tại sao làm mứt phải ngâm nước vôi

Tại sao làm mứt phải ngâm nước vôi?

Ngâm nước vôi để làm cứng nguyên liệu. Khi sên, mứt không bị nhũn và nát nhất là 1 số loại nguyên liệu mềm như cà chua, bí, khế, khoai lang, cà rốt... nhất định phải thực hiện việc này nếu không thì không khác gì nấu canh.

Vôi tôi có công thức hóa học là Ca(OH)2, được sử dụng nhiều trong nghành công nghiệp chế biến thực phẩm như: sản xuất rượu, nước giải khát, làm mứt, bánh... Phèn chua là hỗn hợp sunfat kali và sunfat nhôm có tác dụng làm trong và tạo độ dẻo dai, rắn chắc cho nguyên liệu (như mứt bí, mứt dừa...) Phèn chua còn được sử dụng trong công nghệ lọc nước để làm trong nguồn nước.

Ngâm nước vôi/phèn chua có độc hại gì không?

Không. Ở Việt Nam, vôi và phèn được Bộ Y Tế cấp phép được sử dụng trong thực phẩm. 

Lá dứa là gì?

lá dứa
Lá dứa, lá nếp

Lá dứa còn có tên gọi khác là lá nếp, thường được bán ở các sạp hàng lá ngoài chợ. Có tác dụng tạo mùi thơm dẻo cho món ăn. Không phải lá của cây dứa (cây thơm) đâu bạn nhé (cùng tên nhưng công dụng khác nhau)

 

Xem thêm

Đánh giá & Bình luận (0)

Đánh giá của bạn
Không thể ăn nổi