Rau ăn lẩu Thái gồm những gì?

Hoàng Anh
0 đánh giá  ·  0 bình luận
Dưới đây là danh sách các loại rau ăn lẩu Thái thường dùng để hợp khẩu vị nhất khi thưởng thức. Khi nấu lẩu Thái bạn không cần chuẩn bị đầy đủ các loại rau này mà có thể lựa chọn 1 số loại rau mình ưa thích và dễ mua, dễ tìm.
Rau ăn lẩu thái
Rau ăn lẩu thái

Rau cần

rau cần
Rau cần

Mùa rau cần phổ biến nhất vào mùa đông. Loại rau này tính mát, có vị ngọt, thân rau cần khi ăn có độ giòn khá hấp dẫn, nhúng lẩu cũng nhanh chín nên rất thích hợp với món lẩu Thái. Khi ăn bạn có thể bỏ bớt lá rau cần đi nhưng hãy cân nhắc vì dinh dưỡng lại chủ yếu nằm ở phần lá.

Hoa chuối

hoa chuối
Hoa chuối

Hoa chuối cũng được xem là 1 loại rau khi ăn lẩu. Hoa chuối bóc bỏ các lớp bẹ già, thái mỏng, ngâm nước muối cho trắng giòn không còn vị chát, nhúng lẩu ăn rất ngon. Xem cách thái hoa chuối.

Tía tô

tía tô
Tía tô

Tía tô có hương thơm đặc trưng làm dậy mùi nồi lẩu Thái nên cũng không nên thiếu khi chuẩn vị món lẩu này.

Rau muống

Thông dụng và phổ biến nhất, dễ mua và dễ tìm - Rau muống góp mặt hầu hết trong các nồi lẩu khác nhau chứ không riêng gì lẩu Thái.

Cải thảo

rau cải thảo
Rau cải thảo

Cải thảo là loại rau gắn liền với món kim chi. Loại rau này có vị nhạt hơn so với các loại rau khác nhưng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt trong cải thảo có chứa nhiều chất chứa ung thư.

Hoa súng

hoa súng
Hoa súng

Nghe có vẻ lạ nhưng cọng cây hoa súng tước vỏ, bẻ khúc nhúng lẩu ăn rất giòn và ngon. Người dân miền Tây Nam Bộ thường sử dụng cọng cây hoa súng như 1 loại rau ăn ghém.

Rau mồng tơi

rau mồng tơi
Rau mồng tơi

Rau mồng tơi rất mềm, có độ nhớt, vị hơi chua chua và chứa nhiều Vitamin C.

Rau xà lách

rau xà lách
Rau xà lách

Rau xà lách là loại rau sống phổ biến nhất trong các loại rau sống. Xà lách giàu muối khoáng, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giảm stress hiệu quả.

Cải xoong

rau cải xoong
Rau cải xoong

Rau cải xoong đặc biệt tốt cho phụ nữ bởi nó chứa chất phòng chống ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Cải xoong dai, giòn có tác dụng khai vị, kích thích hệ tiêu hóa nên cũng thường được dùng khi nhúng lẩu Thái.

Cải bẹ xanh

rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải cay, chứa nhiều chất xơ, chứa axit folic rất tốt cho máu, ngăn ngừa lão hóa da giúp da dẻ hồng hào.

Rau đắng

rau đắng
Rau đắng

Cần tránh nhầm lẫn rau đắng dùng trong ẩm thực với cây biển xúc (tên khác là: rau đắng, rau biển xúc, rau càng tôm, rau xương cá... là 1 loại thực vật thuộc họ rau răm được dùng để làm thuốc). Loại rau này phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vốn nổi tiếng là 1 loại rau có cực kỳ nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: chữa viêm gan vàng da, nóng trong người, nổi mề đay, nâng cao trí nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ... và rất nhiều các tác dụng khác.

Cải ngọt

rau cải ngọt
Rau cải ngọt

Cải ngọt dễ ăn hơn rau đắng, cải xoong. Cải ngọt mềm, nhanh chín nên cũng là 1 sự lựa chọn hợp lý.

Các loại củ

Củ quả nấu lẩu Thái giúp nồi nước lẩu ngọt và đậm vị hơn. Các loại củ quả phù hợp có thể kể đến như: Cà rốt, cà chua, ngô non, ngó sen, mướp đắng, khoai tây, củ cải... đều là những nguyên liệu thích hợp để nấu lẩu Thái.

Trên đây là 1 số gợi ý về rau củ quả bạn có thể chuẩn bị để nấu lẩu Thái. Hy vọng có thể giải đáp thắc mắc rau ăn lẩu Thái gồm những gì của nhiều bạn đọc. Hãy xem thêm cách nấu lẩu Thái để biết từng bước chế biến món ăn rất được ưa chuộng này nhé.

Xem thêm

Đánh giá & Bình luận (0)

Đánh giá của bạn
Không thể ăn nổi